Trường thành lập năm 1920 và từng là nơi giảng dạy của nhiều nhà cách mạng, nhà văn hóa lớn như Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám, Bùi Kỷ, Vũ Đình Liên…
Là một trong những trường tư thục lâu đời nhất ở Bắc Kỳ, Trường tư thục Thăng Long thành lập năm 1920 theo sáng kiến của ông Phạm Hữu Ninh, thành viên Viện Dân biểu Bắc Kỳ.
Cơ sở vật chất
Ban đầu, trường đặt trụ sở tại phố Takou (Hàng Cót) nhưng do số lượng học sinh không ngừng gia tăng, tháng 10/1935, trường dời về phố Bourret (Ngõ Trạm).
Trường Thăng Long
Trụ sở của trường tại phố Bourret được miêu tả là một tòa nhà phong cách lịch lãm và trang nhã, mặt tiền nhìn về hướng Đông Nam để đón gió và ánh sáng. Phòng học rộng rãi, sáng sủa, thông thoáng. Sân trường trồng nhiều cây to để học sinh vui chơi trong giờ nghỉ.
Trường Thăng Long được trang bị đồ dùng dạy học vào loại đứng đầu. Ngoài bộ sưu tập tranh tường và bản đồ để giảng dạy lịch sử và địa lý, trường còn có phòng thí nghiệm vật lý, hóa học, lịch sử tự nhiên và một thư viện phong phú phục vụ giáo viên và học sinh.
Thư viện trường Thăng Long
Sau khi hợp nhất với An Nam Học Đường vào năm 1935, trường đã trang bị đủ thiết bị và đồ dùng dạy học cần thiết để học sinh thêm hứng thú trong các giờ khoa học.
Nhân sự giảng dạy
Đội ngũ nhân sự giảng dạy vào khoảng 40 giáo viên trình độ cử nhân, giáo viên tốt nghiệp Trường Cao đẳng sư phạm (Đại học Đông Dương), tú tài và giáo viên có bằng cao đẳng tiểu học Pháp-Việt. Trong số đó có những tên tuổi lớn của Việt Nam sau này như đại tướng Võ Nguyên Giáp, bộ trưởng Vũ Đình Hòe, giáo sư Đặng Thai Mai, nhà thơ Vũ Đình Liên…
Điều kiện tuyển sinh
Học sinh muốn xin học tại Trường tư thục Thăng Long cần chuẩn bị những giấy tờ như sau:
Trường miễn hoặc giảm học phí cho học sinh có anh, em cùng học trong trường, học sinh nghèo vượt khó và học sinh có thành tích tốt.
Đào tạo từ xa
Trường tổ chức dạy học từ xa cho các công chức, viên chức trẻ chuẩn bị tham gia các kỳ thi hoặc muốn hoàn thiện kiến thức, đặc biệt là ứng viên chuẩn bị lấy bằng sơ đẳng tiểu học Pháp-Việt, sơ học, cao đẳng tiểu học Pháp-Việt, tú tài, kì thi kiến thức phổ thông (dành cho thư ký các cơ quan Đông Dương).
Dạy thêm
Vào các tháng 7 và 8 hàng năm, trưởng tổ chức dạy thêm cho học sinh muốn hoàn thiện kiến thức Pháp văn, toán, Anh văn và các thí sinh chuẩn bị thi khóa 2 (tháng 9 và 10) bằng sơ học, cao đẳng tiểu học Pháp Việt, tú tài, kỳ thi vào trường trung học Bảo hộ và trường Albert Sarraut.
Thể thao và chăm sóc sức khỏe
Trường thành lập hội “Thăng Long thể thao” nhằm mục đích nâng cao sức khỏe cho các thành viên bằng thể dục, thể thao, với các ban: bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, bơi lội, du lịch, hướng đạo… Ngoài ra, học sinh của trường còn được tham gia các buổi dã ngoại tại các di tích lịch sử.
Buổi dã ngoại tại Tiên Du
Trong năm học 1934-1935, trường tổ chức khám bệnh hàng tuần cho học sinh. Việc khám bệnh do bác sĩ Hoàng Tích Mịnh thực hiện. Sau khi bác sĩ Hoàng Tích Mịnh rời Hà Nội, bác sĩ Nguyen Bach đảm nhiệm công việc này.
Thành tích của học sinh các năm 1934-1936
Kỳ thi |
1934 Tháng 6 & 9 |
1935 Tháng 6 & 9 |
1936 Kì thi tháng 6 |
|||||||
Đủ đk thi |
Thi đỗ |
Bằng TB khá |
Đủ đk thi |
Thi đỗ |
Bằng TB khá |
Đủ đk thi |
Thi đỗ |
Bằng TB khá |
Bằng khá |
|
Tú tài phần I |
1 |
1 |
“ |
15 |
10 |
“ |
19 |
14 |
1 |
“ |
Bằng sơ học và bằng cao đẳng tiểu học Pháp |
“ |
“ |
“ |
2 |
2 |
“ |
6 |
1 |
“ |
“ |
Bằng cao đẳng tiểu học Pháp-Việt |
9 |
9 |
1 |
16 |
13 |
“ |
22 |
19 |
1 |
“ |
Bằng sơ đẳng tiểu học Pháp-Việt |
24 |
24 |
“ |
21 |
21 |
“ |
52 |
52 |
“ |
“ |
Bằng sơ đẳng tiểu học bản xứ |
35 |
35 |
“ |
28 |
28 |
“ |
46 |
46 |
“ |
5 |
Và ngôi trường mang tên thủ đô Thăng Long – Hà Nội hiện vẫn là một trong những đơn vị dẫn đầu về thành tích học tập của học sinh ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
Tài liệu tham khảo: MHN 5354, 5354-01
Bùi Hệ (Theo archives.gov.vn)